Đồ đồng Cường Thịnh: Giao hàng lư đồng tận nơi toàn quốc

Đạo đối nhân xử thế trong Tứ Thư – Ngũ Kinh của Khổng Tử


Tứ Thư – Ngũ Kinh là một trong số những tác phẩm kinh điển của Khổng Tử mang đầy triết lý nhân văn, cách đối nhân xử thế của con người với nhau.

Tứ Thư – Ngũ Kinh gồm 9 bộ là tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc được viết bởi Khổng Tử. Chủ yếu nói về cách đối nhân xử thế của con người với nhau. Cho đến đời nay các sĩ tử Trung Quốc cũng đều được dạy và đọc những cuốn sách này. Bởi vì nó mang triết lý, đạo làm người được đúc kết từ cái nhìn và cảm nhận của bậc thầy truyền kiếp Khổng Tử (Vạn thế sư biểu). Trong bộ Ngũ Kinh được nhấn mạnh nhất chính tu thân dưỡng tính, đối nhân xử thế, một triết lý có ý nghĩa sâu sắc. 

Khổng Tử 

Khổng Tử từng nói muốn dùng nhân từ đối xử với mọi người trước hết phải tu thân, đề cao tu dưỡng đạo đức bản thân và đề cao tư tưởng. Giàu có phải  biết đủ không bị dục vọng thao túng. Lúc thấp kém phải thủy chung khiêm nhượng và lễ độ. Có uy nghiêm mà không cần cố ý hiển thị mình dũng cảm như thế nào thì con có thể cung kính đối xử với mọi người mà không bị xem là giả tạo.

Khổng Tử nói rằng muốn đối xử tốt với một người trước hết hãy tu thân, không vì mục đích hay cảnh giác dè chừng. “Nghĩa, lễ, tốn, tín” là phẩm chất không thể thiếu của bậc quân tử. Người quân tử có thể thông qua tự xét lại mình để nhận thức “nhân”, dùng “nhân” để  “khiêm tốn”, dùng khoan dung mà đối đãi người khác

Đạo đối nhân sử thế trong Tứ Thư – Ngũ Kinh của Khổng Tử
Lấy tiêu chuẩn đạo đức làm nguyên tắc đối nhân xử thế
- Giữ vững tâm linh sạch sẽ
- Thiện hóa người khác
- Trân quý sinh mệnh
 - Tư tưởng không bị loạn bởi phú quý
- Phẩm đức không bị cải biến bởi nghèo hèn
- Ý chí không bị khuất phục bởi quyền thế

Đây là hành vi của bậc chính nhân quân tử bởi vậy bất kì ai dù nam hay nữ, già hay trẻ cách cư xử của mội người sẽ quyết định đến sự thành công, mối quan hệ của chính bản thân họ.

Con người ta sinh ra lớn lên già cả rồi bệnh tật mất đi. Cát bụi lại trở về cát bụi. Đó là quy luật thường tình của một kiếp người. Sinh, lão, bệnh, tử vốn là như vậy. Tuổi trung niên đã có những bước thăng trầm trong cuộc sống, có những thành công, có những thất bại trong cuộc sống vật chất, cuộc sống tình cảm đôi lứa. Đi qua rồi ngẫm lại mới thấy rằng kinh nghiệm cuộc sống đường đời sẽ mãi là những bài học mới cho tất cả chúng ta, dù ở địa vị nào, số phận nào đi chăng nữa. Sang hèn trong kiếp con người ta, không hơn thì cố gắng bằng người. Các bậc tiền bối dạy đời bằng một quá trình đúc kết kinh nghiệm cuộc sống chắt lọc từ thực tế mà nên triết lý sống.

Ngũ Kinh của Khổng Tử 



Ngũ Kinh là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có:
1. Kinh Thi : sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ).
2. Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
3. Kinh Lễ : ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).
4. Kinh Dịch : nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,...
5. Kinh Xuân Thu: Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.
_____________
Liên hệ đặt mua đồ đồng thờ cúng Cường Thịnh
Điện thoại: 0938824985 - 0978824911
Email: dongmynghecuongthinh@gmail.com



Nhận xét